[PR]上記の広告は3ヶ月以上新規記事投稿のないブログに表示されています。新しい記事を書く事で広告が消えます。
Đau vai gáy là căn bệnh rất dễ mắc phải. Đau vai gáy tuy không gây các nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại mang đến nhiều phiền toái, khó chịu cho bệnh nhân. Cùng xem đau vai gáy theo y học cổ truyền được định nghĩa như thế nào qua bài viết dưới đây nhé.
Theo y học cổ truyền thì đau vai gáy cổ được gọi là lạc chẩm. Bệnh được hình thành bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó nổi bật là 3 nguyên nhân sau:
Nguyên nhân bên ngoài: khi vệ khí trong cơ thể bị hư tổn, thất thoát, tạo ra những sơ hở trong tấu lý. Từ các sơ hở này, 3 loại khí độc là phong, hàn, thấp cùng nhau xâm nhập vào bệnh trong kinh mạch, máu huyết ứ đọng, kinh lạc tắc nghẽn, trì trệ. Các nguyên nhân này sinh ra đau đớn cổ vai gáy.
Nguyên nhân bên trong: nguyên nhân bên trong là do các bệnh lý trong cơ thể làm phủ tạng suy yếu, gât ra đau vai gáy theo y học cổ truyền. Cụ thể, can, thận hư hỏng, suy yếu dẫn đến khí huyết bên trong cơ thể giảm sút, sức đề kháng yếu đi. Can, thận hư lại không làm chủ được cốt tủy, không nuôi dưỡng được cân cơ, khiến cho các bộ phận này dần dần bị suy thoái, gây ra hiện tượng đau vai gáy cổ.
Nguyên nhân khác: các nguyên nhân gây đau vai gáy theo y học cổ truyền khác này thường là do thói quen sinh hoạt không đúng. Ví dụ như gối đầu quá cao, khiến cho cột sống cổ bị cong vẹo, bê vác nhiều đồ vật nặng trên lưng một cách thường xuyên, chấn thương trong lúc lao động hoặc vui chơi...
Các triệu chứng bệnh thường biểu hiện rất rõ và người bệnh có thể dễ dàng nhận biết và chẩn đoán bệnh. Các triệu chứng điển hình bệnh đau vai gáy theo y học cổ truyền là:
Vùng vai gáy bị đau nhức liên tục, có khi kéo dài nhiều giờ liền.
Đau đớn làm cản trở, hạn chế mọi hoạt động của cơ thể.
Các cơn đau thường xuất hiện sau vận động mạch, bê vác đồ vật nặng hay khi xoay người, cúi người.
Đau lan xuống cánh tay khiến tay đau nhức, tê bì, các hoạt động cầm nắm đồ vật trở lên khó khăn.
Đau lan lên đỉnh đầu khiến đầu óc đau nhức, hay bị chóng mặt, căng thẳng, mệt mỏi, suy giảm trí nhớ...
Tê cứng vai gáy xảy ra lúc mới ngủ dậy.
Cùng với đó là một số biểu hiện kèm theo như cơ thể sợ lạnh, mạch máu sưng phù, lười có rêu trắng...
Điều trị bệnh theo y học cổ truyền chủ yếu áp dụng 2 phương pháp chính là uống thuốc và châm cứu, bấm huyệt.
Trong uống thuốc có thuốc nam và thuốc đông y. Thuốc đông y thì tùy từng tình trạng bệnh nhân mà sẽ có bài thuốc cụ thể riêng.
Đối với thuốc nam thì là các loại cây cỏ xung quanh chúng ta, chúng rất an toàn và lành tính nên mọi người đều có thể sử dụng mà không lo về tác dụng phụ. Tuy nhiên, thuốc nam chỉ phù hợp với trường hợp bệnh nhẹ hoặc đau cấp tính. Các trường hợp bệnh mãn tính kéo dài dùng thuốc nam hầu như không có hiệu quả nhiều.
Các loại cây thuốc nam thường được sử dụng để điều trị bệnh là: lá lốt, ngải cứu, dền gai, đinh lăng, cỏ xước, cây trinh nữ...
Điều trị bằng châm cứu bấm huyệt là cách chữa đau vai gáy theo y học cổ truyền không sử dụng thuốc. Châm cứu bấm huyệt giúp đả thông kinh mạch, giúp máu huyết lưu thông dễ dàng, giảm đau nhức hiệu quả.
Cách xoa bóp:
Bệnh nhân ngồi thả lỏng trên ghế hoặc nằm sấp.
Người xoa bóp thực hiện các động tác day bóp, xoa nắn, đấm bóp vùng bả vai, qua các huyệt quan trọng như kiên tỉnh, đài trì và cuối cùng kết thúc tại huyệt phong trì. Thực hiện từ 3-5 lần.
Nếu gặp trường hợp huyệt đốc du bị co cứng thì bấm và xoa bóp nhẹ huyệt này sẽ giúp cho bệnh nhân cảm thấy thoải mái hơn rất nhiều.
Ngoài ra có thể áp dụng phương pháp đốt điếu ngải khô để kích thích các huyệt đảo, làm giảm đau và khiến cho bệnh nhân thoải mái hơn.
Trên đây là toàn bộ thông tin về bệnh đau vai gáy theo y học cổ truyền. Hy vọng những thông tin này là có ích và chúc các bạn nhanh chóng khỏi bệnh.
Massage chữa đau lưng là cách làm được nhiều người sử dụng, vừa giúp giảm cảm giác đau lưng, vừa giúp thoải mái tinh thần. Dưới đây sẽ là một số cách massage chữa đau lưng hiệu quả mà bạn cần biết đến.
Có 4 cách massage chữa đau lưng được ứng dụng nhiều hiện nay. Cùng tìm hiều kĩ hơn nhé.
Đây là một hình thức massage chữa đau lưng theo kiểu trị liệu. Massage sẽ kèm theo việc sử dụng dầu nóng, tinh dầu thực vật hoặc mỹ phẩm để hiệu quả massage chữa bệnh đạt cao nhất.
Khi thực hiện massage, các chuyên gia sẽ thực hiện xoa bóp dài, mượt và làm nóng các mô cơ, giúp cơ bắp được thư giãn, thả lỏng, loại bỏ hết căng thẳng, mệt mỏi. Sau khi xoa bóp, người bệnh sẽ cảm thấy thoải mái thư giãn, cơ thể nhẹ nhõm, các triệu chứng đau lưng đều tan biến. cách massage chữa đau lưng còn mang lại nhiều lợi ích khác nhau cho sức khỏe.
Phương pháp này có nguồn gốc xuất xứ từ đất nước mặt trời mọc. Kĩ thuật massage này sử dụng chủ yếu là các đầu ngón tay cũng lòng bàn tay, tạo lực, xoa ấn vào các lưng và các bộ phận trọng cơ thể,
Kĩ thuật massage Shiatsu giúp cân bằng lại cơ thể, từ đó giải phóng năng lượng, giảm đau lưng và nâng cao thể chất, thể lực. Đặc biệt đối với người hay luyện tập thể dục thể thao, cơ bắp bị căng cứng thì cách làm này giúp thự giãn, giảm sự co cứng cơ rất hiệu quả.
Phương pháp này thực hiện xoa bóp, ấn vào sâu trong mô, xử lí các vấn đề về cơ như nhức mỏi, đau, tê cứng rất tốt. Hiệu quả của phương pháp này dài lâu, có thể kéo dài đến tận vài ngày sau khi thực hiện. Tuy nhiên, phương pháp này muốn đạt hiệu quả cao nhất phải do sự thực hiện của những nghệ nhân, chuyên gia, không dễ để thực hiện tại nhà.
Phương pháp này ứng dụng theo những kiến thực của y học cổ truyền để đưa vào chữa bệnh. Người thực hiện sẽ xoa bóp, kéo nắn, kích thích các huyệt đạo từ đó kích thích cơ thể hồi phục và điều trị những phần mô cơ bị tổn thương. Phương pháp massage này được ứng dụng nhiều trong y học.
Ngoài việc giảm các triệu chứng đau lưng, massage vật lý trị liệu còn giúp người bệnh cân bằng được cảm xúc, thư giãn và tạo hứng khỏi làm việc.
Các kĩ thuật massage dưới đây rất đơn giản, bạn có thể học theo và ứng dụng làm tại nhà cho người thân, hoặc nhờ người thân áp dụng cho chính mình. Các massage này giúp đả thông kinh mạch, hoạt huyết, từ đó giúp giảm sưng đau tại khắp cơ thể, không riêng gì đau lưng.
Xoa: Xoa là kĩ thuật cơ bản nhất. Đầu tiên bệnh nhân nằm sấp thật thoải mái, sau đó người thực hiện sẽ bắt đầu xoa từ cổ, xuống bả vai rồi dọc theo cột sống lưng tới tận xương cụt. Khi xoa, người thực hiện làm động tác nhẹ nhàng, xoa tròn và đều đặn quanh lưng.
Xát: Xát là dùng lực của hai bàn tay, chà dọc theo cột sống lưng về một chiều, hai tay để song song và cùng di chuyển.
Bóp: là kĩ thuật sử dụng ngón cái, các ngón còn lại bóp vào phần cơ lưng. Khi bóp nên dùng lực một chút để cải thiện tình trạng đau lưng, tuy nhiên không nên dùng lực quá lớn.
Day: kĩ thuật này sử dụng chủ yếu là mu bàn tay, day ấn vào vùng da phần lưng. Cũng giống như bóp, day không nên sử dụng lực quá lớn để tránh làm tổn thương da.
Bấm: kĩ thuật này chính cũng tương tự như bấm huyệt. Người thực hiện dùng lực của ngón tay ấn vào phần lưng bị đau sau đó day và xoa chỗ này để khí huyết được lưu thông dễ dàng.
Đối với các trường hợp bệnh nhân đau lưng cấp tính, người bệnh nên nằm nghỉ ngơi nhiều hơn để cơ thể nhanh chóng hồi phục. Khi chọn nên chọn nệm có độ đàn hồi tốt, để giữ đường cong sinh lý của cơ thể. Tư thế nằm ngủ tốt nhất là nằm ngửa.
Tiếp đó là nên căn bằng giữa làm việc và nghỉ ngơi, không nên làm việc nặng nhiều, lao lực quá sức.
Tích cực luyện tập thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe, giữ cho xương khớp được dẻo dai, vững chắc. Các môn thể thao phù hợp như chạy bộ, bơi lội, yoga, đạp xe...
Tránh các môn thể thao nên tránh là môn thể thao vận động mạnh như tennis, golf, bóng chuyền, bóng rổ...