[PR]上記の広告は3ヶ月以上新規記事投稿のないブログに表示されています。新しい記事を書く事で広告が消えます。
Vào mùa đông, thời tiết rất lạnh, nếu không biết cách chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Vì thế, hãy tham khảo những cách chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa đông mà chúng tôi giới thiệu sau đây nhé.
>>> Xem thêm: https://tintuc.vnshop.vn/tam-la-rieng-cho-tre-so-sinh/
Vào mùa đông, việc giúp con cảm thấy ấm áp đặc biệt rất quan trọng. Bởi khả năng điều hoàn thân nhiệt của các bé sơ sinh còn rất kém, và bé không thể tự tăng nhiệt độ để giữ ấm cho bản thân. Khi giữ ấm cho con, mẹ nên lưu ý “chăm sóc” kỹ vùng đầu, bởi đây là phần dễ bị mất nhiệt nhất. Mẹ bầu có thể đo nhiệt độ trẻ hay sờ tay chân trẻ, nếu thấy lạnh thì bạn nên mặc thêm quần áo, đắp thêm chăn, ôm trẻ vào lòng mẹ.
Để trẻ có cảm thấy thoải mái nhất thì các mẹ nên duy trì nhiệt độ phòng trong khoảng 26-28 độ C. Phòng của bé cần thoáng khí nhưng không được có gió lùa. Nếu trời quá lạnh, mẹ có thể sử dụng máy sưởi, quạt sưởi để giữ ấm cho bé.
Dù cần phải giữ nhiệt cho phòng nhưng mẹ bầu cũng tuyệt đối không nên sử dụng lò than vì chúng có thể khiến con bị ngộ độc khí CO2.
Chắc các mẹ có biết bú mẹ đầy đủ cũng là cách hữu hiệu giữ trẻ ấm vì sữa mẹ giúp trẻ bảo vệ thân nhiệt và chống nhiễm trùng, nâng cao sức đề kháng. Bên cạnh việc giữ ấm, cha mẹ cũng phải chú ý thường xuyên vệ sinh da cho trẻ nếu không trẻ rất dễ bị các bệnh về da như hăm da, viêm da, viêm da dị ứng…
Theo các nghiên cứu cho thấy, vitamin D có trong ánh nắng mặt trời không chỉ giúp xương phát triển mạnh khỏe mà còn giúp bé duy trì một hệ miễn dịch khỏe mạnh.
Những ngày có nắng thường rất hiếm hoi vào mùa lạnh, nên các mẹ nhớ tranh thủ những ngày nắng nhé. Tuy nhiên mẹ bầu cũng nên lưu ý cho con tắm vào buổi sáng sớm và chiều muộn. Ánh nắng mặt trời trong những ngày trời lạnh thường không gay gắt nhưng vẫn có tia cực tím hại da của con.
Trẻ sơ sinh đi tiểu nhiều lần, vì vậy vào mùa lạnh, các mẹ cũng phải thường xuyên kiểm tra tã trẻ, để giữ vệ sinh và tránh cho trẻ bị nhiễm lạnh…Mẹ bầu cũng nên chú ý việc rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi chăm sóc bé.
Ngoài ra, các mẹ cũng nên lưu ý việc tắm cho bé. Bởi theo ý kiến của các bác sĩ thì vào những ngày lạnh, việc tắm hàng ngày là việc khó thực hiện, do vậy mà có thể tắm một tuần 2 đến 3 lần, nhưng hàng ngày phải chú ý vệ sinh da như các vùng nếp gấp như khuỷu chân, khuỷu tay, cổ, nách hay vùng hậu môn sinh dục.
Da của trẻ sơ sinh thường trở nên rất khô trong mùa đông. Nhưng để làn da của bé mềm mại và không bị phát ban thì các mẹ phải giữ da bé luôn khô thoáng và sạch sẽ.
Trong thời này, các mẹ nên thay tã liên tục cho trẻ. Dùng phấn rôm trên bộ phận sinh dục và lưng để ngăn ngừa phát ban. Ngoài ra, quần áo ướt có thể gia tăng nguy cơ cảm lạnh và sốt nên các mẹ cũng cần phải lưu ý.
Trong mùa đông da của trẻ sơ sinh bị thay đổi. Do vậy mà các mẹ đừng quên chăm sóc da cho bé. Việc thoa kem dưỡng ẩm sau khi tắm cho bé hay thoa dầu dưỡng trước khi tắm là rất cần thiết bởi dầu sẽ làm mềm da, giữ bé được ấm áp.
Khác với mùa hè, hay vào những ngày nắng thì mẹ có thể cho trẻ tắm nắng thì quan trọng là để bé ở trong nhà. Bởi, mùa đông không tốt cho sức khỏe của cả bà mẹ mới sinh và em bé, thậm chí nếu mẹ uống đồ uống hoặc có cái gì đó lạnh, ngay cả em bé cũng sẽ bị ảnh hưởng (khi cho con bú).
Không chỉ với người lớn mà ngay cả trẻ sơ sinh và các em bé nhỏ cũng rất dễ bị khô môi. Các mẹ có thể dùng son dưỡng hoặc dầu trẻ em thoa lên môi để môi bé được mềm.
Trên đây là những biện pháp chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa đông. Các bạn hãy áp dụng những cách này cho bé nhà mình nhé. Chúc các bạn thực hiện thành công.
Viêm đại tràng khiến người bệnh phải chịu những cơn đau bụng kéo dài hành hạ, cùng với đó là sự khó chịu trong tiêu hóa và các vấn đề trong cuộc sống. Rất nhiều người bệnh mong muốn thoát khỏi bệnh viêm đại tràng một cách nhanh chóng. Vậy bệnh viêm đại tràng có chữa khỏi được không và phải điều trị như thế nào? Mời các bạn cùng đón đọc và tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.
>>> Bệnh viêm đại tràng: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa trị
Đại tràng là phần cuối cùng của ống tiêu hóa. Đại tràng tiếp nhận thức ăn được tiêu hóa và hấp thụ tại ruột non, hấp thụ lại phần nước và muối khoáng còn lại, phân hủy chúng thành chất cặn bã và đào thải chúng ra khỏi cơ thể qua đường hậu môn.
Môi trường bên trong đại tràng rất ẩm ướt và nhiều vi khuẩn, do đó nếu xảy ra viêm nhiễm ở đây thì vết thương cũng khó lành hơn. Cùng với đó là lớp niêm mạc đại tràng rất dễ bị kích thích và xảy ra viêm nhiễm, viêm loét nếu bạn sử dụng các loại thực phẩm có tính chất cay nóng hoặc các loại đồ uống như các chất kích thích rượu bia, cà phê... Nếu việc kích thích lớp niêm mạc đại tràng này diễn ra nhiều lần, đồng thời, sự viêm nhiễm diễn ra liên tục sẽ khiến bệnh phát triển thành mãn tính và việc điều trị trở lên hết sức khó khăn.
Đây là điều thắc mắc của rất nhiều bệnh nhân. Quả thật, bệnh viêm đại tràng không gây nguy hiểm đến tính mạng cho bệnh nhân, nhưng nó khiến cho cuộc sống của họ gặp rất nhiều khó khăn, vất vả.
Có một sự thật là bệnh viêm đại tràng này có thể chữa khỏi được, tuy nhiên, bạn cần phát hiện bệnh và điều trị ở giai đoạn sớm. Nếu không bệnh viêm đại tràng có thể phát sinh ra nhiều biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là ung thư đại tràng.
Muốn điều trị được bệnh viêm đại tràng, cần xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh. Chỉ khi biết và loại bỏ được nguyên nhân gây bệnh này thì mới giúp điều trị được các triệu chứng của bệnh và giúp quá trình chữa bệnh được rút gọn nhanh chóng hơn.
Một số nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm đại tràng thường gặp là:
Ăn các loại thức ăn không hợp vệ sinh, ôi thịu.
Ăn nhiều loại thực phẩm cay nóng, thực phẩm lạ gây ra rối loạn tiêu hóa.
Dùng nhiều thuốc kháng sinh dẫn đến loạn khuẩn đại tràng.
Căng thẳng, lo âu, stress.
Viêm đại tràng có thể được điều trị khỏi hoàn toàn ở giai đoạn cấp tính. Khi này, sự tổn thương ở đại tràng chữa diễn ra nhiều và việc kiểm soát tình trạng bệnh trở lên rất rõ ràng.
Đến khi bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính, việc điều trị khỏi hoàn toàn trở lên vô cùng khó khăn. Rất nhiều bệnh nhân phải sống chung với căn bệnh viêm địa tràng mãn tính này suốt cả cuộc đời. Các loại thuốc họ sử dụng chỉ có tác dụng giảm triệu chứng bệnh và đề phòng bệnh tái phát.
Điều trị bệnh viêm đại tràng lúc này không còn dừng lại ở việc dùng thuốc nữa, mà còn phải kết hợp thêm việc xây dựng một lối sống khoa học. Để xây dựng được lối sống khoa học này cần tiến hành qua hai việc đó là ăn uống các loại thực phẩm tốt và tập luyện thường xuyên.
Ăn uống vừa là yếu tố quyết định đến tác nhân gây bệnh, lại vừa là cách giúp hỗ trợ quá trình điều trị. Các loại thực phẩm nên và không nên ăn trong quá trình điều trị bệnh là:
Nên giảm ăn các loại thực phẩm nhiều đạm, nhất là đạm động vật như thịt lợn, trâu, bò... Tốt nhất bạn nên chuyển qua sử dụng các loại đạm thực vật như nấm hoặc đậu nành. Nếu sử dụng các loại thịt bạn nên xay nhỏ.
Nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi để dễ dàng tiêu hóa hơn. Giảm việc sử dụng các loại chất kích thích có hại cho cơ thể như rượu bia, thuốc lá, cà phê...
Bên cạnh đó, bạn cần có chế độ luyện tập thể dục thể thao hàng ngày, để cho việc tiêu hóa được diễn ra thuận lợi hơn. Không nên ngồi lâu hoặc nằm lâu một chỗ.
Trên đây là một số thông tin về bệnh viêm đại tràng có chữa khỏi được không và cách điều trị. Chúc các bạn áp dụng thành công và nhanh chóng khỏi bệnh.
Có rất nhiều bệnh lý có chung các triệu chứng là đau nhức lưng, tê mỏi chân tay, đồi gối, khiến người bệnh hoang mang không biết phải xác định bệnh như thế nào cả. Vậy bạn có biết là thoát vị đĩa đệm đau như thế nào, đau ở đâu và triệu chứng biểu hiện ra bên ngoài như nào? Nếu bạn còn chưa nắm rõ thì hãy cùng tìm hiểu thông tin mổ thoát vị đĩa đệm qua bài viết dưới đây.
Giữa hai đốt xương sống hầu hết lúc nào cũng tồn tại một bộ phận có tác dụng nâng đỡ, giảm xóc, giúp các xương cột sống không bị va chạm vào nhau mỗi khi di chuyển hoặc bị tổn thương. Bộ phận này có tên là đĩa đệm.
Thoát vị đĩa đệm là hiện tượng nhân nhày đĩa đệm trượt và khỏi vị trí của nó, chèn ép lên dây thần kinh và rễ tủy xung quanh, gây ra đau đớn và nhiều biểu hiện dị cảm khác. Đối với các trường hợp bệnh nặng, sẽ có nhân nhầy bên trong thoát ra, đi vào trong ống sống, chèn ép lên các cơ quan xung quanh, có thể gây teo cơ và yếu liệt, tàn phế.
Nguyên nhân gây ra thoát vị đĩa đệm rất đa dạng, phần lớn là đến từ quá trình thoái hóa tự nhiên và các chấn thương, tai nạn. Ngoài do bệnh có thể do các bệnh lý trong cơ thể, ăn uống thiếu dưỡng chất, do các thói quen xấu, ít vận động hoặc do di truyền...
Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh hết sức nguy hiểm. Tuy tỉ lệ đe dọa đến tính mạng là không lớn nhưng nó gây ra rất nhiều đau đớn và phiền toái cho bệnh nhân. Chính vì thế, khi phát hiện ra các triệu chứng của bệnh, hãy đến ngay các cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thòi.
Rất khó có thể mô tả về cảm giác đau khi người bệnh mắc thoát vị đĩa đệm, bởi mỗi một giai đoạn bệnh khác nhau lại có triệu chứng biểu hiện ra ngoài khác nhau. Thoát vị đĩa đệm được chia thành 4 giai đoạn phát triển bệnh, được đánh số thứ tự từ 1 đến 4.
Đĩa đệm bình thường có bao xơ bao bọc bên ngoài, phần nhân đĩa đệm bên trong dạng keo dẻo với thành phần chính là nước. Vì một lý do nào đó dẫn đến thoái hóa đĩa đệm, nhân nhày bên trong dần bị mất nước và có xu hướng dần dịch chuyển ra bên ngoài. Tuy nhiên, lực tác động lúc này chưa đủ lớn để có thể làm rách bao xơ bên ngoài được. Trên mặt đĩa đệm sẽ xuất hiện các vết lồi nho nhỏ
Sau khi vận động xong hoặc trong lúc vận động người bệnh sẽ cảm giác được những cơn đau nhói ở vùng cột sống cổ và cột sống thắt lưng, tuy nhiên mắc độ còn nhẹ và tác động không lớn, rất nhanh đến nhanh đi. Tổng quan thì giai đoạn này thì tình trạng bệnh vẫn còn nhẹ, biểu hiện không rõ ràng, rất khó để phát hiện.
Giai đoạn này sự thoái hóa ở đĩa đệm càng diễn ra nhanh hơn, đĩa đệm phình lên và xuất hiện các vết lồi, lệch ra bên ngoài với kích thước. Màng bao xơ bên ngoài đã dần xuất hiện những vết nứt rách nho nho, tuy nhiên nhân đĩa đệm vẫn còn nằm bên trong, chưa thoát khỏi bao xơ.
Tuy nhiên thì sự phình và lồi ra của các đĩa đệm nào tương đối lớn nên đã bắt đầu có sự chèn ép lên các phần xung quanh. Các cơn đau có cường độ vẫn không quá lớn, tuy nhiên tần suất cơn đau dần xuất hiện với tần suất nhiều hơn. Thỉnh thoảng lại có triệu chứng tê bì.
Các vết rách trên đĩa đệm bắt đầu lớn và phần nhân bên trong bị ép chảy ra ngoài. Các mảnh vỡ có thể di chuyển xung quanh chèn ép lên dây thần kinh và cột sống. Tuy nhiên, do phần lớn nhân đĩa đệm vẫn nằm bên trong nên mức độ ảnh hưởng là không quá lớn.
Cơn đau lúc này biểu hiện rõ ràng và dễ cảm nhận hơn. Mỗi khi tiến hành hoạt động mạnh, sẽ xuất hiện từng đợt nhói buốt, các công việc sinh hoạt bình thường cũng dần bị ảnh hưởng rất khó chịu.
Đây là thời điểm mà nhân nhày đĩa đệm thoát vị hẳn ra bên ngoài. Cơn đau kéo dài âm ỉ nhiều ngày liền, tê cứng chân tay cũng nhiều dần lên. Các hoạt động vận động ở chân, tay, cầm nắm đồ vật cũng dần trở lên khó khăn, đồng thời súc khỏe người bệnh cũng suy giảm một cách nhanh chóng.
Đau lưng ở người già là hiện tượng rất phổ biến. Hầu hết những người ở độ tuổi này đều bị đau lưng. Vậy bạn có biết đau lưng ở người già là do nguyên nhân nhân nào và cách khắc phục ra sao không? Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé.
>>>> https://laodong.vn/suc-khoe/dau-lung-duoi-ben-trai-phai-gan-mong-nguyen-nhan-va-cach-chua-tri-benh-640267.ldo
Người già, người trung niên, cao tuổi trở lên rất thường xuyên bị đau lưng. Hiện tượng này xảy ra do 3 nguyên nhân chính sau đây:
Lão hóa: là hiện tượng tất yếu không thể tránh khỏi. Khi tuổi tác càng cao thì quá trình lão hóa càng diễn ra nhanh. Loãng xương, sụn khớp bị mài mòn, bong tróc, giãn dây chằng...rồi dẫn đến các bệnh về cột sống như thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, gai cột sống... Tất cả các bệnh này đều có triệu chứng chung là đau lưng ở người già.
Tác động cơ học: vốn cột sống ở người già đã yếu hơn so với người bình thường, khi chịu một tác động cơ học nào khác vào, sẽ dẫn đến tổn thương, thoái hóa và gây ra đau đớn. Các tác nhân cơ học như ngã, té, tai nạn giao thông, tai nạn khi làm việc. Các thói quen xấu như ngồi hoặc ngủ không đúng tư thế lâu ngày cũng sinh ra đau lưng ở người già.
Viêm nhiễm: hiện tượng viêm nhiễm có thể là do vi rút hoặc vi khuẩn như lao cột sống, viêm đĩa đêm; do bệnh tự miễn như viêm khớp cùng chậu, viêm đa khớp dạng thấp hoặc do u tủy sống, di căn của các tế bào ung thư... Bệnh này thường gây đau đớn một cách âm ỉ, kéo dài, nhất là vào ban đêm hoặc khi thời tiết thay đổi, gây ra rất nhiều khó chịu cho bệnh nhân.
Phòng bệnh từ sớm là cách làm hữu hiệu, tránh để bệnh phát triển rồi mới điều trị thì rất là khó khăn. Người già, người cao tuổi cần chú ý thực hiện những việc sau đây:
Tránh làm việc hay tập luyện quá sức, dẫn đến chấn thương hoặc đau mỏi cơ bắp. Điều này cũng góp phần làm cho cột sống thêm khỏe mạnh, tránh bị lão hóa hơn.
Bổ sung các thực phẩm nhiều canxi, vitamin và các khoáng chất đều đặn trong bữa ăn hàng ngày. Canxi giúp xương thêm chắc khỏe, phòng tránh bệnh loãng xương và nhiều bệnh lý xương khớp khác. Vitamin giúp tăng cường sức đề kháng, tăng khả năng miễn dịch, đặc biệt vitamin D còn giúp hấp thụ canxi được tốt hơn. Các khoáng chất cần bổ sung như magie, canxi, sắt, kẽm, các hợp chất glucosamine, chondroitine, collagen...
Nên nằm ngủ trên đệm cứng, có độ đàn hồi tốt, không gối đầu quá cao và gối đầu quá cứng. Tư thế nằm ngủ tốt chống đau lưng ở người già là nằm ngừa, nằm thẳng chân tay, hoặc không là nằm nghiêng, đầu gối hơi co, dưới phần thắt lưng có đặt một chiếc gối mỏng.
Nên tích cực vận động đi lại, không nên ngồi một chỗ quá lâu, khiến cho xương khớp bị khô cứng.
Nên mặc các loại quần áo rộng rãi, thoải mái, dễ vận động.
Tránh mang vác các vật nặng ở trên lưng. Tư thế mang vật nặng lên cũng cần chính xác, không sẽ ảnh hưởng đến cột sống.
Người cao tuổi nên tập luyện các môn thể dục thể thao phù hợp hằng ngày. Việc làm này có 2 công dụng, 1 là để nâng cao sức khỏe, 2 là để xương khớp được hoạt động tốt hơn, dẻo dai, linh hoạt hơn, làm chậm đi quá trình lão hóa. Các môn thể thao phù hợp với người già là đi bộ, bơi lội, yoga, dưỡng sinh...
Buổi sáng khi thức dậy không nên bật dậy khỏi giường nhau mà hãy vận động chậm rãi, từ từ. Bởi cột sống sau 1 đêm ngủ không vận động thường bị co cứng, vận động luôn có thể dẫn đến các tổn thương, gây đau lưng ở người già.
Duy trì cân nặng ở mức hợp lý, tránh gia tăng áp lực lên các khớp xương đã bị thoái hóa, suy yếu.
Không sử dụng các chất kích thích có hại cho cơ thể như rượu bia, thuốc lá, cà phê.
Không sử dụng bừa bãi các loại thuốc giảm đau, kháng viêm nào cả. Mọi loại thuốc khi sử dụng cần phải có được sự chỉ định của bác sĩ.
Khám sức khỏe định kỳ thường xuyên để sớm phát hiện và điều trị các bệnh nguy hiểm.
Trên đây là những thông tin về nguyên nhân bệnh đau lưng ở người già và cách điều trị. Cảm ơn các bạn đã đón đọc và chúc các bạn có nhiều sức khỏe.
Bấm huyệt chữa yếu sinh lý là cách làm hiệu quả, có lịch sử lâu đời và được lưu truyền, phát triển đến tận ngày nay. Bấm huyệt chữa yếu sinh lý giúp nam giới cải thiện chức năng sinh lý một cách mạnh mẽ, có hiệu quả lâu dài, lại rất đơn giản nên hiện đang được rất nhiều người tin tưởng và thực hiện theo.
Bấm huyệt thuộc cách điều trị bệnh không sử dụng thuốc, xuất phát từ y học cổ truyền. Bấm huyệt là cách kích thích các huyệt nằm dưới da bằng cách tác động lực vào nó, từ đo hình thành hiệu quả chữa bệnh. Bấm huyệt giúp điều trị được nhiều căn bệnh, trong đó có bấm huyệt chữa yếu sinh lý.
Yếu sinh lý ở nam giới là sự suy giảm chức năng sinh lý, ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống tình dục của bệnh nhân và chức năng sinh sản. Yếu sinh lý không phải bệnh nan y, cũng không ảnh hưởng đến tính mạng. Tuy nhiên, nếu không điều trị sớm bệnh có thể phát sinh nhiều biến chứng, làm việc điều trị trở nên khó khăn hơn, gây ra các ảnh hưởng tâm lý về sau này.
Các huyệt đạo là nơi giao nhau của các dòng khí huyết bên trong cơ thể, chúng đều có mối quan hệ mật thiết đối với nhau. Do đó, bấm huyệt chữa yếu sinh lý sẽ giúp cải thiện chức năng sinh lý, đồng thời khiến cho cơ thể thêm khỏe mạnh.
Cách chữa yếu sinh lý bằng bấm huyệt này không cho hiệu quả nhanh chóng như sử dụng thuốc, tuy hiệu quả chậm mà lại lâu dài, lại rất lành tính, không gây hại cho cơ thể. Thực hiện các động tác bấm huyệt này mỗi ngày, sẽ thấy hiệu quả chữa bệnh thật kỳ diệu.
Trong cuộc sống xã hội ngày nay, không chỉ ở nam giới trung tuổi, mà ở nam giới trẻ tuổi tỉ lệ cũng càng cao. Để giúp mọi người có sinh lý vững vàng, chúng tôi sẽ giới thiệu và hướng dẫn các bạn cách bấm huyệt chữa bệnh yếu sinh lý ngay sau đây.
Tác dụng của bấm huyệt chữa sinh lý yếu là giúp thông kinh hoạt lạc, đả thông kinh mạch, xóa bỏ stress, căng thẳng, mệt mỏi và cải thiện chức năng sinh lý, sinh sản ở nam giới. Bạn phải thực hiện đúng và đầy đủ tại 5 huyệt sau đây để có được hiệu quả tốt nhất.
Vị trí: nằm ở dưới rốn, cách khoảng 3 thốn tay.
Cách làm: nằm thẳng người, thả lỏng, thư giãn. Sau đó, dúng ngón tay cái ấn vào huyệt quan nguyên của bệnh nhân. Ấn đều tay, lực từ nhẹ đến mạnh trong vòng 3 phút. Xoa bóp các phần xung quanh huyệt quan nguyên.
Tác dụng: bấm huyệt chữa yếu sinh lý tại huyệt quan nguyên có tác dụng đối với cả nam giới và nữ giới. Cải thiện hiệu quả tình trạng yếu sinh lý, liệt dương, di tinh, mông tinh... Đồng thời kích thích tuần hoàn máu, tăng cường sức khỏe và hệ miễn dịch, chống suy nhược cơ thể, mệt mỏi.
Vị trí: giữa chỗ lõm lòng bàn chân
Cách làm: Dùng ngón cái ấn vào nơi này khoảng 3 lần. Thực hiện 1-2 lần mỗi ngày.
Tác dụng: cải thiện rồi dần loại bỏ các triệu chứng yếu sinh lý ở nam giới. Ngoài ra, cách bấm huyệt chữa yếu sinh lý này còn tăng tuần hoàn máu, giảm bớt căng thẳng, mệt mỏi, nâng cao chất lượng giấc ngủ, tăng độ đào thải độc tố khỏi cơ thể.
vị trí: nằm dưới rốn, giữa rốn và huyệt quan nguyên
Cách làm: bấm đều nhẹ, trong vòng 5 phút, tuy nhiên dùng lực nhẹ nhàng.
Tác dụng: cải thiện chức năng sinh lý, thư giãn gân cốt, giảm đau thắt lưng.
Vị trí: tại đốt sống thắt lưng L2:
Cách làm: người bệnh nằm sấp, dùng lực của ngón cái 2 bàn tay di, ấn vào huyệt này 20 lần.
Tác dụng: tăng độ cương dương và kéo dài thời gian quan hệ.
Vị trí: sau mặt cá chân, cách gót chân 3 thốn.
Cách làm: dùng lực day ấn vào huyệt này 3 lần mỗi lần 2 phút. Giữa mỗi lần thực hiện nên nghỉ 1 phút.
Tác dụng: tăng cường sự vận động mạch máu ở chân, giúp máu lưu thông trong cơ thể tốt hơn, cải thiện chức năng sinh lý hiệu quả.
Trên đây là cách bấm huyệt chữa yếu sinh lý hiệu quả. Chúc các bạn thực hiện thành công và nhanh khỏi bệnh.